Địa chỉ:118/21 Tôn Thất Hiệp phường 13 quận 11
  Hotline:(+84) 93 8883133

Loại da và chất da của các món đồ da khác nhau như thế nào?

Bạn thường hay sử dụng các món đồ làm từ da và bạn không biết được loại da và chất da khác nhau như thế nào. Bài viết dưới đây sẽ chỉ cho các bạn biết được loại da và chất da chúng khác nhau như thế nào và biết cách chăm sóc và bảo quản sản phẩm một cách hiệu quả nhất. Hãy cùng CWK Leather tìm hiểu kỹ hơn nhé

 

1. Sơ lược về các loại da

Để lựa chọn và mua được sản phẩm từ da thật ưng ý bạn cũng nên biết được các sản phẩm từ đồ da gồm có những loại da gì, chúng thường được làm trong các sản phẩm nào để cho bạn có thể lựa chọn hợp lý và nhanh chóng. 

1.1 Thế nào là loại da

Loại da chính là nguồn gốc của da như da bò, da cừu, da dê, da cá sấu, kỳ đà, đà điểu, da nhân tạo (PU, microfiber)…

1.2 Phân loại các loại da trên thị trường hiện nay

Các loại da hiện nay được sử dụng rất nhiều từ các loại da như: da trâu, da bò, da cừu,... mỗi loại đều có một đặc điểm riêng của nó và ứng dụng khác nhau.

  • Da cá sấu: Da cá sấu cũng là loại da cao cấp, được ưa chuộng hàng đầu. Đặc tính nổi bật loại da này này là vân da đẹp không bị trùng lặp.

  • Da bò hoặc trâu: Da bò, lỗ chân lông có hình tròn, thẳng, không khít lại với nhau và phân bố đều khắp trên da. Còn da trâu thì lỗ chân lông to hơn, số lỗ ít hơn, mềm và nhão hơn rất nhiều so với da bò, trông không được mịn và đẹp như da bò. Cả 2 loại này thường được dùng để làm dép da, giày da.

  • Da ngựa: Lỗ chân lông có hình bầu dục, không rõ ràng và to hơn lỗ chân lông da bò, sắp xếp có quy tắc, trên mặt xốp mềm, tối màu và thường được sử dụng để làm vali, túi xách.

  • Da dê: Trên mặt da có những đường vân hình vòng cung mà bên trên đó có 2-4 lỗ chân lông rất to, xung quanh có những lỗ nhỏ. Mặt da trông rất mịn, thớ chặt và sờ vào thấy dẻo. Thường dùng để làm bao tay, túi xách, đồ mặc đi săn.

  • Da cừu: Mỏng, mềm lỗ chân lông nhỏ li ti và có hình bầu dục, cứ có mấy lỗ kết hợp với nhau thành hàng dài, phân bố đều khắp trên bề mặt da. Thường sử dụng để làm túi xách là phổ biến.

  • Da nhân tạo: Bề ngoài thì sờ tay vào giống như da, nhưng nhìn kỹ bạn không thấy lỗ chân lông, đó là đồ gia công. 

Sơ lược về các loại da trên thị trường hiện nay

2. Giới thiệu về chất da 

Để hiểu hơn về đồ da, bạn cũng nên phân biệt được các chất da có trong đồ da là những loại nào và chúng được sử dụng vào mục đích ra sao. Cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn nhé.

2.1 Chất da là gì?

Chất da là cách xử lý cũng như cách thuộc da tùy vào loại da và mục đích sử dụng, các chất da khác nhau sẽ có đặc tính và tính chất khác nhau.

2.2 Phân loại các chất da trên thị trường

Dưới đây là các loại chất da cơ bản có mặt trên thị trường hiện nay:

  • Da sáp

Da sáp là loại da được thuộc bằng hóa chất ( chrome tan), sau khi thuộc, công đoạn cuối da sẽ được chà 1 lớp sáp, có thể nhiều/ít, sáp khô/ướt, độ dày/mỏng, đều tùy thuộc vào nhu cầu và mục đích sử dụng.

Da sáp thường có mùi sáp đặc trưng so với những dòng da khác và có cấu tạo lỗ chân lông hở. Chất da mềm và láng mịn và điểm cộng của chất da này là sử dụng lâu da sẽ càng sáng và đẹp.

Đặc trưng dễ nhận thấy của da sáp là bề mặt da nhám, mờ, và khá dễ trầy xước. 

  • Da Nappa

Da nappa được tạo ra bởi một người thợ thuộc da người Đức, Emanuel Manasse vào năm 1875. Ông làm việc tại một công ty chuyên thuộc da tại Napa, California.

Đó là lí do vì sao loại da này có tên là da nappa. Tuy thuật ngữ da Nappa được phổ biến rộng rãi nhưng nó lại không thực sự là một sản phẩm.

Nappa ý chỉ loại da tốt, mịn, thoáng khí và đặc biệt mềm khi chạm vào.

  • Da Pullup

Là da được phủ lớp aniline truyền thống, được hoàn thiện bằng sự kết hợp của sáp và dầu trong suốt, tạo cho da cảm giác rất mềm mại.

Đặc điểm của da Pullup là chạy màu, khi kéo căng da, màu sẽ di chuyển và biến đổi trở nên nhạt hơn theo các vùng bị kéo. Da pullup càng bị trầy sẽ càng tạo màu đẹp hơn nên bạn có thể va đập thoải mái. 

  • Da bò mộc

Còn được gọi là Crust Leather là loại da được thuộc theo cách mà các đơn vị sản xuất không thêm bất cứ màu, chất làm cứng hay sáp nào trên bề mặt da. Vì cách làm như thế nên ta có các màu gốc của da, thường là màu trắng ngà hoặc màu be sáng.

Bề mặt da sẽ vẫn giữ được các sẹo và mạch máu dưới da và vết nhăn tự nhiên rất độc đáo. Mặc dù rất bền, nhưng các sản phẩm da bò mộc sẽ luôn cần được người sỡ hữu nâng niu và giữ gìn. Các vật nhọn và lưỡi dao sắc bén, hóa chất, dầu mỡ, cồn bia cần được giữ xa khỏi những chiếc ví da được làm từ loại này. 

  • Da Nubuck 

Nubuck là bề mặt da được lấy từ lớp da của các loài động vật, tuy nhiên chúng đã qua một quá trình được gia công nhằm tạo ra một bề mặt mịn như nhung, có khả năng chống mài mòn cao hơn.

Nubuck gần giống với suede, tuy nhiên suede là mặt trong của lớp da, còn Nubuck là mặt phía bên ngoài.

Nubuck có giá cao hơn da lộn, cũng có độ dày và độ bền cao hơn.

  • Da lộn

Da lộn có tiếng anh là Suede Leather. Được làm từ mặt trái của da động vật, phổ biến nhất là từ da cừu, da bò, da heo và da dê.

Da suede được chà nhám và đánh bóng để có những cấu trúc da bằng phẳng, đồng đều hơn, vừa đủ nhẹ và mềm mại.

 

Phân loại các chất da trên thị trường

3. Cách bảo dưỡng đồ da đúng cách 

Để sử dụng một món đồ bằng da sau nhiều năm vẫn còn như mới, ngoài chất lượng của vật liệu của da hoặc các vật liệu tạo form đứng thì việc chăm sóc và bảo dưỡng da đúng cách cũng là điều yếu tố rất quan trọng.

Bảo quản sản phẩm

  • Sản phẩm nên được để ở nơi khô thoáng và không ẩm mốc, không để nơi có nhiệt độ cao hoặc ánh nắng trực tiếp trong một thời gian dài. 
  • Nếu sản phẩm bị ướt phải lau khô ngay và để chỗ khô thoáng, không phơi nắng và sấy khô.
  • Không nên chứa quá đầy hoặc quá nặng
  • Tránh ma sát mạnh vào cùng một vị trí hoặc cọ xát với các vật liệu khác
  • Tránh tiếp xúc với đồ trang điểm và nước hoa hay bất kỳ các dung dịch nào có chất tẩy rửa mạnh.
  • Nếu như 1 món đồ da dùng thường xuyên thì nên 1 tuần dưỡng 1 lần để cấp ẩm, giúp tái tạo lại bề mặt da và tăng tuổi thọ cho da.

Làm sạch sản phẩm 

Trong quá trình sử dụng có thể đồ da của bạn sẽ bị bám bụi bẩn và bùn đất, đồ ăn,... để làm sạch những vết bẩn này chỉ cần dùng khăn ướt không kích ứng với da trẻ em, vắt khô khăn sau đó lau nhẹ nhàng lên bề mặt là được.

Nếu đồ da bị dây mực bút bi, cần ngay lập tức dùng kem lau chuyên dụng hoặc lotion để làm sạch. Vết mực để lâu trên da sẽ rất khó xử lý hoặc không thể tẩy hết mà không ảnh hưởng đến màu sắc của sản phẩm.

 

Bảo quản và làm sạch đồ da đúng cách giúp da luôn mới và đẹp

Dưỡng da, làm mềm và bóng da

Tất cả các loại da đều cần được làm mềm lại sau khi làm sạch bằng kem dưỡng da chuyên dụng. Chất dưỡng có trong kem giúp làm trơn da và tăng thêm độ mềm mại. Bạn cũng có thể sử dụng chính kem dưỡng da sử dụng cho da mình, tuy nhiên không phải loại kem dưỡng nào bạn cũng có thể sử dụng và nên chú ý hơn với những sản phẩm có chứa petroleum hoặc dầu khoáng bởi chúng sẽ làm hỏng đồ da sau này. Tránh dùng những loại kem, dầu xả có để lại cặn hoặc nhiều chất nhờn.

Tất các các bước trong quy trình chăm sóc ở trên, bạn có thể sử dụng những sản phẩm chăm sóc cho làn da của mình để sử dụng cho các sản phẩm từ đồ da.

Hoặc nếu muốn tốt hơn, bạn nên sử dụng các loại kem dưỡng và làm sạch chuyên dụng.

 

Bảo dưỡng đồ da thường xuyên sẽ giúp da luôn mới và đẹp

Qua bài viết trên, chắc hẳn bạn cũng đã nắm được sơ lược toàn bộ các loại da và chất da cho món đồ da của mình. Vì vậy, khi mua một món đồ da, ngoài việc quan tâm đến loại da, bạn cũng nên quan tâm đến chất da để biết được cách chăm sóc và bảo quản sản phẩm một cách hiệu quả nhất.

 
 

Đã xem